Nhưng liệu bạn đã hiểu hết ý nghĩa của chúng? Và làm sao để phân biệt? Hôm nay, cùng mình “đập hộp” một thùng bò Mỹ và bóc tem từng chút một nha!
Các Cấp Bậc Thịt Bò Mỹ – Không Chỉ Là Tên Gọi
Bò Mỹ được phân cấp theo tiêu chuẩn của USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) – một hệ thống uy tín và cực kỳ phổ biến. Có 3 cấp bậc phổ biến nhất:
- Prime: Cấp cao nhất, thịt mềm, mọng nước, vân mỡ cẩm thạch tuyệt đẹp. Chủ yếu dùng cho nhà hàng cao cấp hoặc thị trường chuyên biệt.
- Choice: Cấp trung, phổ biến và chất lượng rất tốt. Đây là lựa chọn lý tưởng cho các món steak tại nhà, giá vừa phải mà chất lượng vẫn đỉnh.
- Select: Cấp cơ bản, ít vân mỡ hơn, thường cần thêm kỹ thuật chế biến để đạt vị ngon mong muốn.
Thùng bò trong bài hôm nay thuộc cấp Choice, rất được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam vì chất lượng ổn định và dễ ứng dụng.
Tem Bò Mỹ – Đọc Tem Cũng Là Một Nghệ Thuật
Khác với tem bò Úc – thường có 1 tem đầy đủ thông tin từ đầu đến cuối – thì thịt bò Mỹ thường có từ 2 đến 3 tem trên mỗi thùng. Mỗi tem mang một ý nghĩa riêng biệt:
- Tem 1: Ghi rõ thông số kỹ thuật như kích thước, số thùng, trọng lượng tịnh, thời gian đóng gói, hạn sử dụng.
- Tem 2: Ghi thông tin về phân loại phần thịt – ví dụ như Top Loin, Ribeye, Chuck…
- Tem 3: Ghi rõ cấp bậc USDA – Prime/Choice/Select – và mã nhà máy (plant code) để truy xuất nguồn gốc.
Vì thế khi bạn mua một thùng bò Mỹ, nhớ nhìn cả ba tem này để hiểu đúng món mình đang chọn nha!
Phần thịt khi rã đông sẽ thể hiện rõ hình dáng, độ dày, và kích thước như mô tả trên tem. Ví dụ, một thùng Topblade Choice sẽ có thông tin về chiều dài, chiều rộng, và trọng lượng từng miếng trên tem rất cụ thể.
Thương Hiệu Thịt Bò – Mỹ Hay Úc Đều Có Người Chơi “Lớn”
Bò Mỹ cũng có nhiều thương hiệu lắm nha, chứ không phải thùng nào cũng giống nhau:
- Ví dụ như: Swift, IBP, Creekstone, Greater Omaha, Tyson, National Beef...
- Còn bò Úc thì khỏi bàn – Midfield, Teys, NCMC, Thomas Foods, AACo...
Vì thế, bạn không chỉ chọn cấp bậc mà còn chọn thương hiệu như chọn iPhone thì cũng phải chọn bản Pro hay Pro Max vậy đó!
Không phải cứ thấy thịt đẹp là mua bạn cần hiểu rõ cấp bậc, thương hiệu và thông số. Và đặc biệt, phải biết đọc tem thịt!
Mỗi thùng bò là một “bản lý lịch” đầy đủ. Mở tem là mở ra cả câu chuyện về nguồn gốc, quy trình nuôi, chế biến và phân loại. Mà một khi bạn đã hiểu được rồi, việc chọn thịt ngon trở nên cực kỳ đơn giản.
Chọn đúng thịt, nấu đúng cách là bạn đang yêu chính bản thân và gia đình mình mỗi ngày. Chúc bạn luôn là “đầu bếp ngôi sao” trong căn bếp nhà mình nhé!